Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

4 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng

Một là chú trọng hoạt động đào tạo nội bộ và tái đào tạo. Nhiều ngân hàng vẫn thích "outsource" hoạt động đào tạo nội bộ, tuy nhiên, nhân sự nội bộ cần phải chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đào tạo. Lý do là chỉ có nhân sự nội bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao, mới hiểu rõ và thấm nhuần "văn hóa doanh nghiệp", truyền tải đầy đủ "sứ mệnh và tầm nhìn" của ngân hàng khi thực hiện đào tạo. Một ngân hàng mà trong đó tất cả nhân sự đều hiểu đúng và đầy đủ văn hóa doanh nghiệp, sứ mệnh và tầm nhìn của ngân hàng thì họ sẽ có "niềm tự hào về màu cờ sắc áo", từ đó dẫn đến đam mê trong công việc, và việc mang lại sự an tâm và hài lòng (tiêu chí rất quan trọng khi khách hàng cân nhắc lựa chọn ngân hàng để giao dịch) đến khách hàng là hoàn toàn trong tầm tay. 
Hai là chế độ phúc lợi và quy chế thăng tiến rõ ràng. Một ngân hàng chuyên nghiệp được định nghĩa là "từ cổng ngân hàng trở ra-tất cả vì khách hàng, từ cổng ngân hàng trở vào-tất cả vì nhân viên". Nhân sự là tài sản vô giá đối với bất kỳ tổ chức nào. Khi họ được đảm bảo về mặt quyền lợi và sự đóng góp của họ được ghi nhận thì người viết tin rằng không chỉ dịch vụ phi tín dụng, khách hàng khi giao tiếp với các nhân sự này sẽ sử dụng thêm một nhóm các sản phẩm., dịch vụ khác, từ đó góp phần nâng cao sự trung thành của khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. 
Ba là hệ thống IT. Nền tảng phát triển bền vững của ngân hàng hiện đại ngoài việc phải có đội ngũ nhân sự giỏi còn phải có một hệ thống IT với tính bảo mật cao, ngân hàng phải làm chủ được "core system" của hệ thống IT để có thể dễ dàng phát triển các dịch vụ đa dạng (mobile banking, internet banking) trên nền tảng sẵn có hoặc "may đo" (tailored-made) theo nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cũng như dễ dàng ghi nhận sự cố rủi ro, quản trị và phòng ngừa rủi ro trong giao dịch. 
Bốn là tăng số lượng thành viên hội động quản trị độc lập trong hội đồng quản trị (HĐQT) và ban Tổng giám đốc. Những thành viên HĐQT độc lập này phải là những nhân sự có kiến thức chuyên sâu về quản trị rủi ro và hoạt động tài chính ngân hàng. Theo quan điểm cá nhân của người viết, từ ý nghĩ đến hành động là một khoảng cách rất xa. Làm thế nào để ngân hàng có thể từng bước tăng doanh thu dịch vụ phi tín dụng khi HĐQT vẫn luôn là những con người cũ, vẫn giữ quan điểm thu thuần từ hoạt động cho vay. Chỉ có thành viên HĐQT độc lập là không bị mâu thuẫn về lợi ích, không bị áp lực trong việc ra quyết định vì họ thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy nhiệm của đại hội đồng cổ đông và thù lao của họ sẽ do đại hội đồng cổ đông quyết định, họ sẽ nhất quán trong việc quản trị rủi ro và mạnh dạn đưa ra các giải pháp khả thi nhằm tăng dần doanh thu dịch vụ phi ngân hàng trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm.
Sự chuyên nghiệp, minh bạch trong hoạt động ngân hàng sẽ dẫn đến số lượng chủ thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Lúc này sự đòi hỏi của khách hàng đối với các chuẩn mực trong giao dịch sẽ ngày càng cao. Điều này sẽ đặt các ngân hàng vào tình trạng không ngừng cải tiến và đổi mới chất lượng dịch vụ. Khi các mọi hoạt động kinh tế đều thông qua ngân hàng thì lúc này hệ thống ngân hàng mới thực sự phát huy đầy đủ vai trò của nó như là một trung gian tài chính, thúc đẩy sự lưu chuyển và phát triễn các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.
(sưu tầm)

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Tầm quan trọng của tự động hoá trong CNTT

Theo nghiên cứu State of Work năm 2017 của ServiceNow, 9 trong số 10 nhân viên lành nghề dành nhiều thời gian hơn mức cần thiết cho các công việc hành chính. Bạn có phải là một trong số họ không? Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng một số người dành nhiều hơn hai tuần để làm các công việc thủ công không cần thiết.

Làm việc trong ngành CNTT cũng có nghĩa là bạn sống trong một thế giới đổi mới liên tục. Môi trường phức tạp của ngành này đòi hỏi các bước triển khai ứng dụng cần phải thật chính xác và bảo mật.

Đã đến lúc ngừng làm việc một cách thủ công và tìm ra cách tự động hóa công việc. Ngoài việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc, bạn cũng đạt hiệu quả cao trong công việc và yên tâm hơn. Hãy khám phá các lợi ích chính của tự động hóa trong CNTT nhé!

Khi nhu cầu vận hành CNTT của phòng ban và doanh nghiệp phát triển, bạn cần các hệ thống tự động dễ học, dễ sử dụng và dễ triển khai. Trong các trường hợp xấu, bạn sẽ không giúp gì được cho phòng ban của mình nếu chỉ có duy nhất một người biết sử dụng hệ thống. Do đó, cần phải có một kế hoạch dự phòng. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách triển khai một số chương trình tự động hoá theo kịch bản như Ansible dành riêng cho việc tự động chuyển đổi dự phòng trên Github.

Cần nhiều người biết cách triển khai tự động hóa để đảm bảo tính liên tục của hệ thống. Việc sử dụng một ngôn ngữ tự động hoá đơn giản như Ansible không những giúp các quản trị viên đẩy nhanh tiến trình phân phối ứng dụng. Thay vào đó, họ còn có thể nỗ lực thúc đẩy các giá trị kinh doanh khác.

Tập trung vào sản xuất
Tự động hoá trong CNTT vừa mang lại hiệu quả cao vừa loại bỏ nguy cơ xảy ra lỗi do con người gây ra. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải tái cơ cấu lại toàn bộ bộ phận IT của công ty. Đây là lý do ngày càng có nhiều công ty CNTT không ngừng tìm kiếm giải pháp tự động hóa các công việc nhàm chán.

Ngay cả khi chỉ tự động hóa một bước trong toàn bộ quá trình, bạn cũng có thể tạo ra tác động lớn đến năng suất. Lấy ví dụ, nếu quá trình quét virus phải thực hiện thủ công, bạn có thể tưởng tượng được khối lượng các công việc liên quan lớn đến mức nào không?!?

Các quản trị viên CNTT đã từng phải xử lý từng máy tính để đảm bảo virus được quét sạch và các công cụ được cập nhật. Rất may, trình quét virus hiện đại hoàn toàn tự động!

Giảm thời gian làm việc
Bạn sẽ làm gì nếu có thêm nhiều thời gian hơn?!. Có lẽ một câu trả lời là không thể diễn tả hết những gì bạn muốn nói. Rõ ràng, tất cả chúng ta đều muốn có thêm nhiều thời gian hơn.

Tiết kiệm thời gian

Khi nhóm của bạn triển khai một dự án mới, sẽ có những bước phải thực hiện lặp lại nhiều lần, ví dụ:

- Xác minh yêu cầu mới
- Thực hiện tính năng mới
- Thử nghiệm
- Triển khai

Nếu áp dụng các quá trình tự động hóa đơn giản vào các bước như thử nghiệm hoặc triển khai, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian lẫn chi phí. Ngoài việc thử nghiệm, tự động hóa còn được ứng dụng để kiểm tra đơn vị, kiểm tra hồi quy, kiểm tra mức độ tải,… Nhìn chung, mục tiêu ứng dụng tự động hóa phải được thực hiện theo một chu trình nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, giá trị kinh doanh đối với công ty và người tiêu dùng sẽ tiếp tục được nâng cao.

Kết quả tốt hơn
Trong CNTT, ngay cả những lỗi nhỏ nhất cũng có thể gây hư hại các hệ thống kết nối. Và một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra hỏng hóc là do lỗi của con người .

Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín/tín nhiệm của bạn từ lãnh đạo, nhân viên và cả khách hàng. Cách làm việc thủ công dễ mắc lỗi do con người gây ra (như xử lý sai hoặc thực hiện thiếu một bước trong quy trình). Những lỗi này có thể tăng dần, gây tổn hao về tài chính cho doanh nghiệp.

Tự động hóa trong CNTT giúp tận dụng được các tính năng xác minh giúp ngăn chặn thông tin sai lệch trong quá trình vận hành. Về mặt an ninh, mã hoá và quyền người dùng cũng có thể được thiết lập để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.

Tự động quản lý chứng chỉ số (CCS)
Các CCS (Digital Certificate) ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc bảo mật nhiều lớp. Một doanh nghiệp lớn có thể có đến hàng ngàn CCS để quản lý. Và các CCS này cần được theo dõi suốt vòng đời từ khi phát hành đến lúc gia hạn. Nếu một CCS hết hạn, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác. Việc dùng bảng tính và cài đặt CCS thủ công trên máy chủ và các thiết bị thực sự không mang lại hiệu quả.

Nhìn chung, bạn cần CCS để bảo mật website/máy chủ, xác thực đa yếu tố, ký kết tài liệu số và nhiều thứ khác. Các CCS này được mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và sẽ hết hạn sau một thời gian. Thay vì xử lý việc này một cách thủ công với nguy cơ gây ra gián đoạn công việc kinh doanh, tự động hóa sẽ quản lý quy trình này một cách trơn tru.

Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, bạn đừng lo ngại tự động hóa sẽ loại bỏ mình khỏi công việc. Bởi vì sự quản lý và can thiệp của con người là không thể thiếu. Do đó, tại sao không biến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn nhờ tự động hóa?

Nếu là “dân IT”, bạn có thể học ngôn ngữ tự động hóa Ansible cho cả Linux và Windows để đơn giản hóa công việc của mình. Vậy là bạn đã biết qua một số tầm quan trọng của tự động hoá trong Công Nghệ Thông Tin rồi nhé.

Top 5 kỹ năng Cloud dân IT cần có trong năm 2018


Trước xu thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp phát triển các dự án cloud trong năm 2018, thì kỹ năng điện toán đám mây (cloud) được xem là rất cần thiết. Trong đó, public cloud được dự đoán tăng trưởng vượt bậc, đạt đến 197 tỷ bảng Anh trong 3 năm tới (theo IDC).Theo dự đoán, cần đến 350.000 chuyên gia thực hiện các dự án cloud sắp tới. Rõ ràng, đây là cơ hội lớn để người lao động như dân IT chứng minh năng lực của mình.Dù bạn chỉ mới tìm hiểu về cloud hay đang muốn tiến sâu hơn trong lĩnh vực này, bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn về các kỹ năng cloud cần thiết cho bản thân.

1. Bảo mật cloud
Quan niệm dữ liệu không an toàn trên cloud đã không còn đúng nữa. Hiện nay, public cloud đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng rộng rãi. Thực tế, hầu hết các công ty nhỏ đủ khả năng cung cấp dịch vụ bảo mật an toàn như các công ty hàng đầu. Điển hình là ông lớn Microsoft, đang có kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ đô la mỗi năm cho an ninh mạng.Nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đặc biệt chú ý đến bảo mật cloud. Các nhà cung cấp dịch vụ cloud hoạt động theo mô hình shared responsibility, nghĩa là trách nhiệm bảo mật thuộc về cả nhà cung cấp lẫn doanh nghiệp. Tóm lại, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nhà cung cấp để bảo mật dữ liệu mà nhân viên của họ cũng cần hiểu và tuân theo các quy tắc bảo mật.Như vậy, dù là một kỹ sư IT, bạn cũng cần trang bị những hiểu biết cơ bản về bảo mật  hệ thống và bảo mật dữ liệu điện toán đám mây (dù nhà cung cấp dịch vụ cloud sẽ đảm đương hầu hết các công việc quan trọng). Để đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp, bạn cần học cách sử dụng các công cụ bảo mật của Amazon Web Services (AWS) hay Microsoft Azure.Nếu muốn tiến xa hơn, bạn cần phải học một số chứng chỉ chuyên môn về an ninh, tiêu biểu nhất là chứng chỉ CCSP (Certified Cloud Security Professional) của (ISC)² chẳng hạn.

2. Machine learning và AI
Ngày nay, Machine learning, AI và Big data được xem là linh hồn của vô vàn dự án IT. Theo IDC, Machine learning và AI sẽ phát triển vượt bậc. Dự báo trong 3 năm tới, mức đầu tư sẽ tăng đến 50%. Kết quả là, hầu hết nhà cung cấp dịch vụ cloud lớn đều đang phát triển và mở rộng các dịch vụ này trong ứng dụng của họ.Hai công ty dịch vụ cloud lớn nhất hiện tại là Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure đều cung cấp công cụ Machine learning. “Những công cụ này dễ cài đặt và có sẵn hướng dẫn trực tuyến. Nhưng để thu được thông tin giá trị, bạn cần có kỹ năng khoa học dữ liệu chuyên sâu.”, theo Mike Brown – giảng viên hàng đầu về cloud của Firebrand Training.Microsoft đang tích cực đào tạo kỹ năng khoa học dữ liệu cho nhân viên của mình. Đồng thời, mở ra Chương trình đào tạo chuyên nghiệp về khoa học dữ liệu cùng với chứng nhận mới – MCSA Machine Learning tương đương với chứng chỉ MCSE: Data Management & Analytics.

3. Kiến trúc Serverless
Kiến trúc Serverless giúp lập trình viên thoát khỏi mối lo ngại về việc vận hành, cài đặt server, nâng cấp hệ thống. Và họ có thể tập trung hoàn toàn vào việc viết code!Theo Brown: “Các dịch vụ mới nên được thiết kế theo cách này. Ý tưởng rằng các ứng dụng nên được deploy bởi 1 hoặc 2 máy chủ đã trở nên lỗi thời”.Bằng cách áp dụng kiến ​​trúc Serverless, lập trình viên có thể dễ dàng mở rộng, nâng cấp các dịch vụ của mình hơn. Và dĩ nhiên, đây cũng là lời giải cho các bài toán chi phí.Trước đây, điều mà các doanh nghiệp quan tâm khi áp dụng kiến trúc Serverless là họ có thể bị lock-in với 1 nhà cung cấp. Ví dụ: nếu bạn chỉ sử dụng 1 nhà cung cấp cloud để lưu trữ các thành phần hệ thống serverless của mình, họ có thể tăng giá và bạn buộc phải trả phí cao hơn.Ngày nay, các nhà cung cấp cloud lớn đã sử dụng công nghệ và ngôn ngữ lập trình theo tiêu chuẩn công nghiệp. Điều này gỡ bỏ trở ngại trong việc di chuyển các ứng dụng serverless từ nhà cấp này sang nhà cung cấp khác.Bạn có thể học về sự phát triển ứng dụng Serverless online, nhưng trước hết, hãy chọn cho mình một nền tảng để học. Nếu bạn yêu thích AWS, hãy xem kỹ các hội thảo và hướng dẫn về Lambda trước khi bắt đầu!

4. Chuyển đổi cloud và triển khai multi-cloud
Theo IDC, việc chuyển dịch sang public cloud ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên gia về cloud để chuyển đổi đổi các ứng dụng và dịch vụ của họ.Việc chuyển đổi sang cloud sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô, đồng thời thiết kiệm thời gian cho các vấn đề bảo mật và sao lưu cơ sở dữ liệu. Nhưng đây không phải là một quá trình nhanh chóng và không có bất kỳ rủi ro nào. Thực tế, một số ứng dụng quan trọng có nguy cơ downtime nếu việc chuyển đổi không được các chuyên gia đảm nhận. Ngoài ra, việc triển khai không chính xác có thể gây các lỗ hổng bảo mật.Hiện nay, triển khai multi-cloud không còn xa lạ. Doanh nghiệp muốn linh hoạt lựa chọn các môi trường khác nhau dựa trên hiệu suất và chi phí. Do đó, bạn nên xem xét trao dồi kỹ năng trên nhiều nền tảng – đặc biệt là Azure, AWS và Google Cloud Platform.

5. Tự động hoá
Brown phát biểu: “Đối với tôi, tự động hóa là chìa khóa cho các công ty cung cấp dịch vụ cloud. Auto-scaling, Infrastructure as code, tự động theo dõi và báo cáo sẽ góp phần tạo nên một mô hình cloud tốt”.Jenkins, Terraform và Chef là các công cụ phổ biến cho phép tự động hóa trên nhiều nền tảng. Nếu bạn muốn tăng khả năng cạnh tranh thì hãy nhanh chóng trang bị cho bản thân kỹ năng này!
Chìa khoá để thăng tiến trong lĩnh vực cloudChìa khoá để thành công trong thị trường cloud hiện nay là có được các kỹ năng đa nền tảng. Nếu bạn đã có chứng chỉ MCSE Cloud Platform and Infrastructure, hãy trang bị thêm các chứng nhận từ AWS hay Google Cloud Platform để cải thiện kỹ năng.Bằng cách chuyển giao kiến thức giữa các nền tảng đám mây, bạn sẽ đa dạng hóa kỹ năng cloud của mình và tăng khả năng cạnh tranh việc làm trong năm 2018 này!

Theo QuachCuong

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Khắc phục lỗi Hyper-V: “The virtual machine could not be started because the hypervisor is not running"

Khi cài đặt và cấu hình Hyper-V thì bị lỗi về hypervisor: “The virtual machine could not be started because the hypervisor is not running”. 
Nguyên nhân lỗi “…The virtual machine could not be started because the hypervisor is not running” 


Hypervisor là trình điều khiển ảo hóa, là lớp trung gian giữa phần cứng máy chủ vật lý với các máy chủ ảo (hệ điều hành, driver,.. của các máy ảo). Để máy chủ ảo có thể hoạt động được thì Hypervisor phải hoạt động bình thường. Vì bất kỳ một lý do nào đó mà Hypervisor không hoạt động thì tất cả các máy chủ ảo sẽ bị lỗi. Nguyên nhân gây lỗi Hypervisor is not running 
1) Phần cứng không hỗ trợ công nghệ ảo hóa (Virtualization) hoặc tính năng Virtualization chưa được kich hoạt: Hầu hết phần cứng hiện nay đã hỗ trợ công nghệ ảo hóa, chẳng hạn như:  Intel Virtualization Technology (Intel VT) hay AMD Virtualization (AMD-V). 
2) Hardware-enforced Data Execution Prevention (DEP) chưa được kích hoạt. 
3) Hypervisor không được thiết lập tự khởi động khi boot The virtual machine could not be started because the hypervisor is not running 

Cách khắc phục lỗi “…the hypervisor is not running” 
Từ các nguyên nhân nêu trên, để khắc phục lỗi  “The virtual machine could not be started because the hypervisor is not running” trong Hyper-V chúng ta cần: 
1) Kiểm tra và kích hoạt (Enable) tính năng Virtualization của phần cứng 
2)  Kiểm tra và kích hoạt (Enable) tính năng Hardware-enforced Data Execution Prevention (DEP) Cả 2 thao tác trên được thực hiện trong BIOS setting của máy chủ vật lý. Chú ý sau khi lưu setting BIOS thì Turn Off/Shutdown máy chủ rồi Turn On lai để cập nhật cấu hình BIOS (reset máy chủ không cập nhật được một số thay đổi trong BIOS) 
3) Thiết lập tự động khởi động Hypervisor:  Vào Run => CMD, gõ câu lệnh sau: 
bcdedit /set hypervisorlaunchtype auto 
Khởi động lại máy một lần nữa.