Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

MUỐN TÌM HIỂU VỀ CHỨNG KHOÁN NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

Có 3 cách để tìm hiểu về thị trường chứng khoán :

1. Tìm đọc sách viết về thị trường chứng khoán 
2. Mở tài khoản tại 1 công ty chứng khoán và đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư với sự hỗ trợ của các Broker tốt nhất, tham gia với tư cách là một nhà đầu tư nhỏ, với một số vốn nhất định để cảm nhận thị trường, sự được mất, lúc lên xuống thực chứ không mãi chỉ tham gia ảo vì dù thua hay thắng cũng chỉ là cảm xúc ảo.
3. Đăng ký tham gia 1 khóa học chứng khoán với giảng viên là chuyên gia đào tạo chứng khoán hàng đầu VN

Cách tốt nhất là áp dụng cả 3 cách trên, vừa tham gia thị trường, được sự chỉ dẫn của Broker vừa tìm hiểu sâu hơn về thị trường thông qua những cuốn sách dạy về đầu tư chứng khoán như:

1) Phố Wall - Một Las Vegas khác - NICOLAS DARVAS 
2) 24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán - William J. O’Neil
3) Tôi đã kiếm được 2 triệu đô trên thị trường chứng khoán như thế nào? - Nicolas Darvas 
4) Trên đỉnh phố Wall - PETER LYNCH 
5) Phong cách đầu tư của Warren Buffett - ROBERT G. HAGSTROM 
6) Chết vì chứng khoán - RICHARD SMITTEN
7) Làm giầu qua chứng khoán, phương pháp CAN SLIM - WILLIAM J.O’NEIL ....
Đó là cánh cửa để dẫn lối bạn vào thị trường chứng khoán.

Những bước chuyên nghiệp nên làm như sau :

1.1 Mở tài khoản tại 1 công ty chứng khoán có uy tín, dịch vụ chăm sóc tốt, hàng tuần họ sẽ cung cấp cho khách hàng những bài phân tích về những mã chứng khoán có nhiều triển vọng ( nhân viên tư vấn cung cấp những mã tốt trên thị trường )
1.2 Đầu tư theo chỉ dẫn một vài mã để cảm nhận, đánh giá giá trị của những thông tin đó sau khi đã nghiên cứu tham khảo thêm thông qua những cổng thông tin tài chính : www.cafef.vn ; www.vietsocks.vn ;www.vneconomy.vn ; thông tin chi tiết các mã như khối lượng giao dịch, thống kê mã theo thời gian gần nhất, các báo cáo tài chính, chỉ số tăng trưởng trong các ngày trước đó....luôn có ở các website của công ty chứng khoán ( ví dụ như www.sbbs.com.vn).
1.3 Nên tham gia học khóa học phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích đầu tư chứng khoán, chiến thuật tâm lý...với giảng viên là các chuyên gia đào tạo chứng khoán hàng đầu VN.
1.4 Lựa chọn chiến lược đầu tư :

* Chiến lược dài hạn, đầu tư giá trị vào những cổ phiếu Bluechip, có triển vọng tăng trưởng cao, mua xong nắm giữ, sau vài năm giá tăng cao có thể bán thu lời ( dành cho người nhiều tiền ).
* Đầu tư lướt sóng, thường nhằm vào những mã có chỉ số căn bản tốt và khi thị trường có nhiều mã giá thấp dưới giá trị sổ sách, ta có thể mua đầu cơ, khi có thông tin tốt, giá tăng nhanh bán đi thu lời. ( dành cho ham muốn kiếm tiền nhanh chóng hoặc người ít tiền đầu tư dài hạn thì kiếm lời thấp.)

* Chiến lược kết hợp vừa trung, dài hạn vừa lướt sóng, thường có 2 sự lựa chọn :

1.4.1 Chiến lược 30-40-30, đây là chiến lược căn bản dành cho những người thận trọng, chấp nhận rủi ro thấp , không dùng công cụ hỗ trợ tài chính Margin
30% mua cổ phiếu có chỉ số tốt ( Bluechip)dài hạn, khi thị trường tăng trưởng tốt có thể mua thêm 40% loại này, 30% vốn dùng để lướt sóng kiếm lời. Khi thị trường trong ngắn hạn có biểu hiện xấu thì vẫn giữ 30% dài hạn, bán 40% đi, giảm rủi ro, khi thị trường tốt lại mua lại. Và khi đó sẽ chuyển sang lướt sóng, kiếm lời hoặc giưc tiền chờ thời cơ đến.
1.4.2 Chiến lược 50-100-50, dành cho người chấp nhận rủi ro cao, dùng công cụ Margin.
50% tiền đầu tư vào các mã chỉ số tốt, 50% dành để lướt sóng, khi dự đoán trong ngắn hạn thị trường tăng trưởng mạnh, sẽ dùng công cụ hỗ trợ tài chính Margin để tối đa hóa lợi nhuận. Mua 100% từ Margin, nếu thấy thị trường đúng như dự đoán thì chờ lúc tăng mạnh bán ra, còn thị trường xấu kéo dài hơn dự kiến, đi ngược lại dự đoán thì sẵn sàng bán đi 50% lướt sóng để thanh toán 50% Margin, nếu tệ hơn thì mới thanh lý Margin.

1.5 Tự đúc rút kinh nghiệm và tìm ra lối đi riêng cũng như chiến lược đầu tư của riêng mình, đừng quá phụ thuộc vào Broker, hãy coi đó là những thông tin tư vấn để ta tham khảo, và chính ta phải tự đưa ra những quyết định đầu tư. Đầu tư được mất do ta, và chính ta phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của chính mình, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác.
 (ST) .......................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét