Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Cách mua một tên miền (domain) tại Godaddy

Sở dĩ mình chọn Godaddy ở đây bởi vì tính chuyên nghiệp của họ vì Godaddy N được xem như là nhà phân phối dịch vụ tên miền lớn nhất thế giới với hàng triệu khách hàng đang quản lý tên miền tại đây. Điều này có nghĩa là các tên miền của bạn tại Godaddy N sẽ đảm bảo an toàn, không xảy ra các vấn đề tranh chấp khi nó thuộc quyền sở hữu của bạn, cũng như rất tiện lợi trong việc thanh toán.
Tuy nhiên, Godaddy N chỉ hỗ trợ các đuôi tên miền quốc tế hoặc một số thành phố lớn trên thế giới chứ đuôi tên miền của Việt Nam thì họ không hỗ trợ. Nếu bạn cần mua tên miền đuôi Việt Nam thì nên tìm các nhà cung cấp tên miền trong nước.
Xem thêm:
Trước khi mua, mình cần các bạn chuẩn bị cho mình các thứ sau:
  • Thẻ Visa hoặc Mastercard có sẵn tiền trong đó, cụ thể là bạn nên chuẩn bị khoảng $15 nếu muốn mua tên miền .com, .net, .org, .biz, .info.
  • Bản scan giấy chứng minh thư có 2 mặt, nhìn rõ tên, địa chỉ và hình của bạn. Đồng thời nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị thêm một bản scan 2 mặt của thẻ Visa hoặc Mastercard của bạn. Nếu bạn không có điều kiện ra ngoài scan, có thể sử dụng điện thoại để chụp nhưng nên tắt đèn flash, chụp dưới ánh sáng để thấy được rõ các thông tin trên đó.

Một số lưu ý trước khi mua tên miền

Trước khi mua, để tránh các vấn đề không đáng xảy ra thì mình có một số lời khuyên dành cho bạn là:
  • Khi khai báo tên, bạn phải khai báo tên không có dấu và theo thứ tự “Tên Họ Chữ Lót”. Ví dụ tên mình là “Phạm Ngọc Thạch” thì mình sẽ khai báo là “Thach Pham Ngoc”.
  • Khi khai báo địa chỉ, bạn phải khai báo trùng với địa chỉ trên giấy chứng minh thư, không cần biết bạn đang ở đâu. Địa chỉ bạn khai báo như bình thường, không dấu.
  • Khi báo báo số điện thoại, bạn phải khai báo kèm mã quốc gia và bỏ con số 0 ở trước số điện thoại như 0084901658478 (số ví dụ là 0901658478).
  • Thẻ tín dụng quốc tế của bạn phải chắc chắn rằng đã được kích hoạt và có thể thanh toán được, nếu chưa chắc chắn bạn nên liên hệ với nhân viên ngân hàng ở nơi bạn làm thẻ để xác nhận.
  • Dĩ nhiên, khi mua tên miền quốc tế thì mọi thứ đều là tiếng Anh.
Ok, chúng ta bắt đầu nhé.

Cách đăng ký một tên miền tại godaddy

Để đăng ký tên miền, bạn truy cập vào địa chỉ này để bắt đầu chuyển tới trang chủ của Godaddy. Sau đó bạn gõ tên miền cần đăng ký vào ô tìm kiếm và ấn nút Search Domain Name để Godaddy kiểm tra tên miền bạn muốn đăng ký đã có ai đăng ký chưa.
tim-domain-godaddy
Nếu nó hiện chữ “Sorry, thachpham.com is not available” tức là tên miền này đã có người khác đăng ký rồi, bạn có thể xem một số tên miền gợi ý của họ ngay bên dưới hoặc tìm một domain khác.
godaddy-domain-not-available
Còn nếu nó hiển thị “Good news, this domain is available” tức là domain này bạn có thể đăng ký và ấn vào nút Continue to Cart để thanh toán.
godaddy-domain-available
Vào tới trang giỏ hàng, nó sẽ hỏi bạn có muốn dùng thêm các dịch vụ giá trị gia tăng khác không, bạn nên đừng chọn gì cả và ấn nút Continue to Cart.
godaddy-domain-extraoptions
Sau đó, bạn chọn thời hạn mua tên miền, tốt nhất là nên 1 năm rồi sau đó bạn có thể gia hạn nếu có nhu cầu dùng tiếp và ấn Process to Checkout.
godaddy-process-to-checkout
Sau đó chọn nút Continue bên phần New Customers để mở tài khoản tại Godaddy để quản lý tên miền này. Sau này nếu bạn có tài khoản rồi và mua thêm tên miền thì cứ đăng nhập bên phần Returning Customers.
godaddy-register
Bạn sẽ cần khai báo thông tin cá nhân và thông tin đăng nhập vào Godaddy.
Ở đây chúng ta có một số phần như:
godaddy-billing-infomation
Billing Infomation: Khai báo thông tin người thanh toán
  • First Name: Tên
  • Last Name: Họ và tên lót
  • Country/Region: Quốc gia
  • Address 1: Địa chỉ dòng số 1
  • Address 2: Địa chỉ dòng số 2 (không cần điền)
  • Zip/Postal: Mã bưu chính, bạn cứ nhập là 40000 vì Việt Nam không xác định mã bưu chính qua từng khu vực.
  • City: Thành phố
  • State/Privince/Region: Tỉnh/Hạt/
  • Company Name: Tên công ty, nhập là tên website cũng được.
  • Phone Number: Số điện thoại, hãy chọn quốc gia phù hợp (Việt Nam là VN) và nhập số điện thoại, không cần ghi mã quốc gia.
  • Value-Added Tax (VAT): Loại thuế áp dụng, nếu bạn đăng ký với danh nghĩa cá nhân thì chọn Personal, đăng ký với danh nghĩa công ty thì chọn Business.
Kéo xuống tiếp, chúng ta có các phần sau:
godaddy-account-infomation
Account Infomation: Khai báo thông tin tài khoản đăng nhập
  • Email Address: Địa chỉ email của bạn đang sử dụng
  • Username: tên đăng nhập
  • Password: mật khẩu, phải bao gồm ít nhất 1 chữ in HOA, 1 chữ số, 1 chữ thường.
  • PIN: mã PIN, là 4 số bí mật bạn cần khai báo nếu gọi điện lên dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ, tốt nhất nên nhớ 4 số này.
Kéo xuống nữa là phần thông tin thanh toán, bạn nhập số thẻ ngân hàng, mã bảo vệ (3 hoặc 4 số đằng sau thẻ), tên in trên thẻ (ghi y hệt trên thẻ) và tháng năm hết hạn. Bạn có thể sử dụng các hình thức khác nhưng mình khuyến khích nên dùng thẻ nếu bạn không có PayPal.
godaddy-payment-infomation
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, ấn nút Continue để tiếp tục. Cuối cùng là ấn nút Place Order để tiến hành đặt hàng và nó sẽ tự động rút tiền trong thẻ của bạn.
godaddy-placeorder
Sau khi họ rút tiền xong, nó sẽ hiển thị trang Thank you như thế này, tức bạn đã đăng ký thành công. Sau bước này, nếu may mắn thì bạn được cấp domain ngay trong vòng vài phút vì nó hoàn toàn tự động. Nhưng nhớ kiểm tra email vì có khi domain chưa được cấp ngay mà họ sẽ gửi cho bạn một email yêu cầu chứng thực cá nhân. Lúc này, bạn cứ đính kèm mấy cái ảnh chụp giấy chứng minh thư và thẻ tín dụng của bạn là được.
godaddy-thankyou
Bây giờ bạn có thể vào phần My Account phía trên menu.
godaddy-myaccount
Chọn Manage my Domains.
godaddy-managemydomain
Nếu domain của bạn đã được cấp thì sẽ thấy nó nằm trong đó, kèm theo đó là thông tin ngày hết hạn và trạng thái.
godaddy-mydomain
Bây giờ để quản lý tên miền nào thì chỉ cần click vào tên miền đó là ok.
(Sưu tầm)

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Bật xác minh 2 bước cho Gmail, gửi mã xác nhận về điện thoại khi đăng nhập

Bảo mật Gmail hiệu quả bằng điện thoại di động. Khi đăng nhập Gmail, Google sẽ gửi về điện thoại bạn mã xác minh. Nếu không có mã này bạn sẽ không vào Gmail được.
Hướng dẫn này sẽ giúp bạn bảo mật Gmail tốt hơn. Sau khi bật thiếp lập này, mỗi lần đăng nhập điện thoại của bạn sẽ nhận được 1 tin nhắn chứa mã xác minh từ Gmail, nếu không có mã xác minh này bạn sẽ không thể đăng nhập được Gmail.
Đầu tiên bạn truy cập theo đường dẫn sau: https://www.google.com/settings/security
Bạn kéo xuống đến phần Mật khẩu và phương thức đăng nhập ở bên tay phải, trong mục Xác minh hai bước nhấp vào mũi tên như hình:
Chọn mũi tên để thiết lập xác minh hai bước cho Gmail
Chọn BẮT ĐẦU để tiến hành bảo mật hai lớp cho Gmail.
Chọn Bắt đầu để bật bảo mật hai lớp cho Gmail
Gmail sẽ yêu cầu bạn đăng nhập lại, nhập lại tài khoản như bình thường.
Phần này, Gmail sẽ yêu cầu bạn nhập số điện thoại dùng để nhận mã xác minh cũng là số tài khoản dùng để bảo mật tài khoản của bạn luôn. Gmail sẽ xác minh theo một trong 2 cách: tin nhắn văn bản và cuộc gọi thoại. Bạn chọn xong rồi nhấn Tiếp theo nhé.
Nhập số điện thoại nhận mã xác minh
Gmail sẽ gửi một mã xác minh đến số điện thoại bạn nhập ở trên. Bạn nhập mã đó ở bước kế tiếp nhé.
Nhập mã xong bạn nhấn Tiếp theo để tiếp tục nhé. Hoặc nếu bạn chưa nhận được mã xác minh thì nhấn vào phần Hãy gửi lại để Gmail gửi lại mã xác minh cho bạn.
Điền mã xác nhận có được từ điện thoại
Nhấp vào Bật ở màn hình dưới để bật xác minh hai bước cho tài khoản Gmail.
Khi hiện ra màn hình như dưới đây là bạn đã hoàn tất quá trình bật xác thực 2 lớp cho Gmail:

Bảo mật Gmail hiệu quả bằng điện thoại di động
Nếu không muốn lần nào đăng nhập Gmail cũng phải nhập mã xác nhận, bạn có thể chọn THÊM LỜI NHẮC CỦA GOOGLE, rồi  làm theo các hướng dẫn trên màn hình, để nhận thông báo từ Google trên điện thoại và đăng nhập với một lần chạm. Hoặc, trong quá trình đăng nhập Gmail, nếu dùng trên máy tính cá nhân, bạn hãy để ý dòng Dont ask again on this computer, tích vào tùy chọn đó để không phải nhập mã xác nhận nữa. Nhớ là chỉ nên chọn tùy chọn này khi bạn dùng một mình một máy, trong môi trường an toàn.
Từ bây giờ, khi đăng nhập Gmail ở bất kỳ máy tính nào, bạn đều nhận được mã xác minh gửi về điện thoại, chỉ khi nhập mã xác minh đó bạn mới có thể đăng nhập vào Gmail. Bảo mật quá rồi phải không nào.
(sưu tầm)

Hướng dẫn cài đặt mail server Kerio-connect trên linux

Hướng dẫn cài đặt mail server Kerio-connect trên linux

I. Giới thiệu

Mail kerio-connect là một phần mềm được thiết kế cho các công ty vừa và nhỏ . Kerio-connect hỗ trợ đầy đủ các tính năng và tương thích với các công cụ check mail như là outlook, thunderbird …
2015-07-11_2-40-08
Link giới thiệu : http://www.kerio.com/support/kerio-connect
Cấu hình tối thiểu :
CPU : 1 core
RAM : 1024 MB
HDD : 20 GB
Nếu bạn chưa có server hoặc VPS để thử thì bạn có thể vào đây đăng ký ngay 1 VPS dùng thử 7 ngày hoàn toàn miễn phí. Link Đăng Ký

II. Hướng dẫn

Bước 0: Chuẩn bị

Cấu hình time-zone cho hệ thống

Bước 1: Download source code mail Kerio-connect

Download Source code: http://www.kerio.com/support/kerio-connect

Bước 2 : Dùng phần mềm FTP hoặc sử dụng các công cụ có hỗ trợ FTP upload file rpm lên VPS/Server

Bước 3: Kiểm tra và tắt các dịch vụ mail như là sendmail và postfix

Bước 4: Cài đặt kerio-connect

rpm -i <tên file .rpm>
Lưu ý : file cần đọc khi cài kerio-connect /opt/kerio/mailserver/doc/LINUX-README
Thư mục Kerio-connect: /opt/kerio/mailserver

Bước 5: Kích hoạt dịch vụ

Bước 6: Đăng nhập mail server trên trình duyệt

https://IP_server:4040/admin

Bước 7: Cài đặt theo hướng dẫn

2015-07-11_3-20-01

Bước 8: chấp nhận license

2015-07-11_3-20-34

Bước 9: Điền host name và domain

hướng dẫn cấu hình mail

Bước 10: Đặt password cho administrator

Lưu ý : Password phải nhiều hơn 8 ký tự có ký tự hoa, và ký tự số
Hướng dẫn cài đặt mail server

Bước 11 : Chọn thư mục lưu trữ mail

hướng dẫn cài đặt mail

Bước 12 : Nhập key nếu bạn có mua license hoặc bạn có thể sử dụng bản trial

Đăng ký trial ở đây nhé : http://www.kerio.com/try-now#connect
hướng dẫn cài đặt mail

Bước 13: Nhập key

hướng dẫn cài đặt mail server

Bước 14: để mặc định và chọn Next

huong dan cai dat mail

Bước 15: Kết thúc việc cài đặt

huong dan cai dat mail server

Bước 16: Truy cập control quản trị

huong dan cai dat mail server

Bước 17: Thay đổi ngôn ngữ

huong dan cai dat mail server
2015-07-11_3-30-30
Quá trình cài đặt hoàn tất.!

Hướng dẫn sử dụng mail server Kerio-connect trên linux [phần 2]

I. Giới thiệu

Ở phần này mình sẽ hướng dẫn sử dụng mail kerio-connect tạo domain và và các user cho một domain và các thực hiện trỏ domain về mail server.
Nếu bạn đang đọc bài này mà chưa cài đặt server Kerio thì bạn có thể tham khảo lại link sau :

Phần 1: Hướng dẫn cài đặt mail server kerio-connect trên linux

Nếu bạn chưa có một server linux hoặc VPS linux bạn có thể đăng ký tại đây sử dụng VPS miễn phí 7 ngày. Link Đăng ký

II. Hướng dẫn

1. Hướng dẫn add domain mới
Domain : ngonmame.com
Nhu cầu: domain cho 10 tài khoản

Bước 1: Vào configuration -> domain -> add -> local domain

Domain : Tên domain cần đưa vào
Description : Miêu tả  thông tin liên quan
User count : Giới hạn số user cho domain
mail kerio connect

Bước 2 : Tab Security

Chọn theo như trong hình : 2 thông số trên nhằm đảm bảo vấn đề liên quan đến password.
kerio connect mail

Bước 3: Tab Mesages

Giới hạn dung lượng mail gửi ra : 50MB
Ngoài ra bạn có thể cấu hình thêm phần Items mục địch nhằm tối ưu hệ thống dung lượng của user.
kerio connect mail

Bước 4: Tab Directory Service

Ở phần này nếu bạn có sử dụng Microsoft Active Directory thì bạn cấu hình tại đây. Ở phần này mình không có sử dụng AD nên mình không cấu hình, bạn nào muốn cấu hình thì commend phía dưới bài viết mình sẽ hỗ trợ riêng.

Ở đây nếu bạn có công ty logo riêng thì bạn có thể upload lên đây : Kích thước đề nghi 142×45
kerio-connect mail
Cài đặt thành công cho 1 domain !2015-07-12_11-33-50

Bước 6 : Set domain ngonmame.com thành domain chính để quản lý.

Chuột phải vào domain ngonmame.com
2015-07-12_14-39-37
2015-07-12_14-38-01
2. Hướng dẫn tạo user cho domain ngonmame.com vừa tạo

Bước 1: Login vào account -> User -> chọn domain

2015-07-12_11-36-52

Bước 2: Add user vào domain trên

Chọn add -> điền thông tin user

2015-07-12_11-38-38

Bước 3: Tại tab General Điền đầy đủ thông tin

2015-07-12_11-40-13

Bước 4: Tab contact

Ở phần này bạn có thể điền tùy ý thông tin hoặc không điền cũng không có vấn đề gì
2015-07-12_11-43-12

Bước 5: Nếu bạn có group riêng thì bạn vào phần group để cấu hình

Ví dụ : Group IT, group Nhân sự, group kinh doanh … nếu không có thì không cần cấu hình

Bước 6: Tab Rights

Ở tab này là phần gán quyền cho user trên, nếu là admin thì cần quyền gì, user thì quyền gì
ví dụ admin có toàn quyền trên domain ngonmame.com , cái này như phần quyền cho admin cấp thấp hơn quản lý.
Nếu không bạn có thể cho admin có toàn quyền trên server.
2015-07-12_11-58-20

Bước 6: Tab Quota

Để giới hạn dung lượng cho mỏi user thì bạn vào đây để cấu hình
Ở đây mình giới hạn user admin 500 MB
2015-07-12_11-46-04

Bước 7: Tab mesages

Ở phần này tương tự như phần cấu hình chính sách tại phần cấu hình domain, tuy nhiên nếu bạn là admin thì và bạn muốn cấu hình riêng cho từng user thì bạn cấu hình tại đây. Nếu không thì tất cả các user sẽ được cấu hình chính sách theo domain chính.
Ví dụ : domain chính là ngonmame.com giới hạn gửi mail là 50Mb thì tất cả user đều bị giới hạn, nhưng bạn muốn sếp có quyền hạn gởi mail 100MB thì bạn sẽ cấu hình tại đây để sếp được ngoại lệ.
2015-07-12_14-16-40

Bước 8: Kiểm tra lại domain vừa tạo có hoạt động hay không

https://IP_Server_mail:4040/admin
2015-07-12_12-17-49
 2015-07-12_12-20-11
Như vậy là bạn đã login thành công. (Đây là trang admin quản trị của user admin)
Tóm lại : Bạn đã add một domain ngonmame.com vào hệ thống, và tạo một user admin quản trị domain này. Nếu bạn muốn add thêm user cho domain ngon mà mẹ này thì bạn cứ thực hiện add user là được.
Lưu ý : Bước kiểm tra là ta kiểm tra bằng IP, bây giờ bạn muốn trỏ login vào bằng domain thì bạn chỉ cần tạo một record mail.ngonmame.com trỏ về địa chỉ IP trên là được.
Ví dụ : mail.ngonmame.com A 103.27.62.9 
Mình cần lưu ý 2 thông tin sau :
Lưu ý : tùy vào từng công cụ quản trị domain thì có hình ảnh khác nhau và quản trị khác nhau nhưng các record thì giống nhau.
2015-07-12_12-26-47
  •  Kiểm tra lại hệ vấn đề trên bằng cách Ping và Kiểm tra mx record
2015-07-12_12-29-23
  • Kiểm tra record MX
2015-07-12_12-32-50
  • Kiểm tra truy cập bằng domain
2015-07-12_12-34-18
2015-07-12_12-36-46

Như vậy bạn đã login thành công ! Có thể gửi mail được rồi! (Đây là trang webmail cho client)

Hướng dẫn sử dụng mail server Kerio-connect trên linux [phần 3]

I. Giới thiệu

Ở phần này mình sẽ hướng dẫn sử dụng mail kerio-connect tạo domain và và các user cho một domain và các thực hiện trỏ domain về mail server.
Nếu bạn đang đọc bài này mà chưa cài đặt server Kerio thì bạn có thể tham khảo lại link sau :

Phần 1: Hướng dẫn cài đặt mail server kerio-connect trên linux

Phần 2: Hướng dẫn sử dụng mail server Kerio-connect trên linux

Nếu bạn chưa có một server linux hoặc VPS linux bạn có thể đăng ký tại đây sử dụng VPS miễn phí 7 ngày. Link Đăng ký
Ở phần này mình tiếp tục hướng dẫn tạo user và cấu hình cho user gửi mail vào inbox tránh SPAM

II. Hướng dẫn

1. Tạo thêm 2 user trên hệ thống để test

user 1, user 2
2015-07-15_0-54-22

2015-07-15_0-54-40

2. Login và vào 2 user và gửi mail qua lại đồng thời gửi mail đến gmail và yahoo mail

user 1 < – > user 2, yahoo, gmail
2015-07-15_1-15-42
-> việc gửi mail thành công tuy nhiên thì gmail và yahoo mail đều nhận mail trong thư mục SPAM, Thông thường ta gửi mail thì phải vào inbox vì đây với một công ty thì việc gửi mail vào inbox thể hiện một sự chuyên nghiệp.
Vậy Tiếp theo ta sẽ thực hiện các bước để việc gửi mail vào inbox cho gmail và yahoo mail.

Bước 1: Kiểm tra IP server có bị các tổ chức cho là SPAM hay không

http://mxtoolbox.com/blacklists.aspx
2015-07-15_1-20-48

-> Đây là một IP sạch, như vậy chắc chắn IP này có thể gửi mail vào inbox được cho các mail server của gmail và yahoo mail. Lưu ý đây chỉ là một phẩn bắt buộc cho việc gửi mail vào inbox.

Bước 2: Cấu hình spf record cho domain ngonmame.com

TXT – SPF Record (Sender Policy Framework) là record hỗ trợ cho giao thức gửi mail SMTP. SPF cho phép nhận dạng và chứng thực cũng như loại bỏ nội dung mail từ những mail giả mạo (SPAM). khi có record TXT -SPF thì để DNS xác định máy chủ mail và máy chủ mail này sẽ đại diện cho domain của bạn.
Mục đích chính của record này là ngăn chặn việc gửi tin rác (SPAM)
Vào đây để check : http://mxtoolbox.com/
2015-07-15_7-56-14
Bài hướng dẫn : Cách tạo SPF record

Bước 3: Thực hiện cấu hình DKIM

DomainKeys Identified Mail (DKIM) là một phương pháp xác thực email được Yahoo đưa ra nhằm xác thực mỗi email gửi đi có phải là bị giả mạo hay không. DKIM sẽ mã hóa một số dữ liệu của mail thành một chuỗi ký tự. Khi mail được gửi đi máy chủ nhận mail sẽ kiểm tra chuỗi ký tự này với thông số được cấu hình trên DNS để xác nhận chủ sở hữu tên miền trên.
Xác định DKIM khi gửi mail đến yahoo và gmail
2015-07-15_8-45-02
2015-07-15_8-42-29
Bài hướng dẫn : Cách tạo DKIM record

Bước 4: Thực hiện trỏ PTR record

PTR Record là viết tắt của Point Record còn được gọi là bản ghi ngược. Một bản ghi PTR thực hiện việc ánh xạ một địa chỉ IP đến một tên miền.
Bạn có thể vào đây để kiểm tra : http://www.intodns.com
2015-07-15_7-41-34
Vậy tại sao phải có PTR record cho mail ?
Đơn giản khi mail muốn đến được người nhận thì mail sẽ được chuyển qua nhiều trạm trung gian mail server khác thì các mail server sẽ thực hiện chức năng reverse lookup với DNS để tìm được tên miền của mail server đến. Trong trường hợp có những trạm server chuyển tiếp nếu không có PTR record thì sẽ không chấp nhận và hủy mail, từ đó mailkhông đến được người nhận.

Bước 5: Sau khi đã thực hiện các bước trên ta kiểm tra lại việc gửi mail

user 1 < – > user 2, yahoo, gmail
2015-07-15_2-52-08
 Như vậy việc gửi mail vào inbox của những mail server như gmail, yahoo đều được !

(sưu tầm)