Gửi email giới thiệu sản phẩm, giới thiệu thương hiệu tới khách hàng luôn là một phần quan trọng trong chiến lược marketing.
Nhưng việc quản lí email khách hàng lại không phải là điều dễ dàng: làm sao để gửi nhiều email cùng một lúc, rồi khi gửi xong làm sao để biết khách hàng có mở email ra không, có ấn vào website hay không.
Tôi sẽ giới thiệu tới bạn những phần mềm giúp hỗ trợ gửi và quản lí email, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức cũng như nâng cao hiệu quả công việc.
# Phần mềm 1: Mailchimp
Mailchimp là phần mềm gửi email marketing hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để gửi email tới khách hàng của họ.
Điều khiến Mailchimp được lòng người dùng bởi nó phù hợp cho tất cả các công ty từ kinh doanh nhỏ lẻ tới công ty lớn có nhiều vốn đầu tư.
Bởi lẽ khi sử dụng Mailchimp, bạn có thể gửi nhiều email một lúc, kết nối với phần mềm quản lí thông tin khách hàng, cũng như kiểm tra khách hàng đã mở email hay chưa.
Phần mềm này có tới 400+ giao diện mẫu cho bạn lựa chọn. Các bước thiết kế email trên giao diện mẫu cũng không quá khó khăn, bạn chỉ cần kéo thả và mọi thứ đã xuất hiện trước mắt.
Mailchimp cũng cho phép bạn chèn mã vạch vào email, bằng cách này khách hàng có thể truy cập vào trang web sau khi quét mã.
Giá tiền các gói sử dụng của Mailchimp đã chứng minh tất cả. Nếu bạn gửi dưới 12000 email trong một tháng với danh sách 2000 email khách hàng thì bạn có thể sử dụng miễn phí (hầu như) mọi tính năng của nó (tạo chiến dịch, tạo template email, tạo danh sách khách hàng, gửi email).
Chi phí sẽ được tăng lên khi bạn gửi nhiều email hơn và danh sách khách hàng dài hơn, bắt đầu từ khoảng 500.000 VND / tháng và tối đa là khoảng 750.000 VND / tháng.
Điều bất lợi của Mailchimp mà bạn có thể gặp phải đó là email rất có thể sẽ được chuyển tới phần Promotion – Quảng cáo, khiến bạn không thể tiếp cận được khách hàng như mong đợi.
# Phần mềm 2: GetResponse
GetResponse có rất nhiều tính năng thú vị giúp bạn gửi và quản lí email một cách phù hợp và dễ dàng nhất. Bên cạnh các yếu tố cơ bản tương tự như Mailchimp: thiết kế các mẫu email, tạo các form đăng kí, phần mềm này có khá nhiều điểm thú vị.
GetResponse hỗ trợ bạn tạo landing page đẹp mắt cho website cũng như tạo clip Webinars – hướng dẫn cho khách hàng. Điểm đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể kiểm tra lượng xem Webinars của khách hàng.
Trang web này sẽ cho bạn 30 ngày trải nghiệm thử để tìm hiểu các tính năng của phần mềm. Việc bạn cần làm là đăng kí email, tên và mật mã là đã có thể sở hữu ngay một tài khoản GetResponse.
Giá tiền để sử dụng phần mềm gửi email này cũng khá phải trăng, bắt đầu từ khoảng 350.000 VND / tháng cho danh sách email 1000 khách hàng.
Khi lượng danh sách tăng lên cũng như công ty của bạn có tiến triển tốt, bạn có thể dùng gói khác với chi phí khoảng 1.200.000 VND / tháng.
Tuy nhiên thì phần mềm này cũng có những điểm chưa tốt, một trong số đó là giao diện mẫu của GetResponse chưa được cập nhật phù hợp với thời đại. Thêm vào đó là nó chưa có khả năng liên kết tốt với các phần mềm quản lí khác.
# Phần mềm 3: Constant Contact
Bên cạnh MailChimp thì Constant Contact có thể được xem là một trong những phần mềm hữu dụng nhất và phù hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Cũng giống như GetResponse, Constant Contact cũng cung cấp các Webinars hướng dẫn sử dụng cho khách hàng nên bạn sẽ được hỗ trợ tốt nhất. Thêm vào đó nó cũng có 400+ giao diện mẫu cho email cho bạn thoải mái lựa chọn.
Một điểm thú vị nữa là phần mềm này giúp tăng tương tác giữa email marketing và marketing qua mạng xã hội.
Tuy nhiên khi sử dụng Constant Contact bạn không thể thử nghiệm email mà phải dùng trực tiếp, sẽ hơi bất lợi nếu bạn muốn tìm hiểu phần mềm chạy như thế nào.
Chưa kể tới giá của phần mềm này khá đắt so với các phầm mềm khác , giá bắt đầu từ khoảng 450.000 VND / tháng chỉ cho 500 email. Bạn sẽ được sử dụng hầu hết các tính năng của Constant Contact từ tạo email, tới kiểm tra theo dõi email.
Nếu bạn còn phân vân chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng thì hãy tạo tài khoản với 60 ngày sử dụng miễn phí các tính năng của phần mềm này. Cá nhân tôi thấy đây là một con số khá là hợp lí.
Việc đăng nhập cũng không quá khó khăn, bạn chỉ cần điền thông tin email, tên, mật khẩu và tên doanh nghiệp của bạn là có thể bắt đầu sử dụng.
# Phần mềm 4: Emma
Đây là một trong những phần mềm mới nhất giúp bạn quản lí email. Khả năng tương tác của nó khác tốt, có thể kết hợp với các phần mềm quản lí, sử dụng khác như Shopify, Salesforce, Eventbrite hay các trang mạng xã hôi.
Trước khi sử dụng bạn có thể dùng thử phần mềm với 30 ngày dùng thử, hãy điền các thông tin cần thiết về tên tuổi, công ty, email để có ngay tài khoản dùng thử.
Nói về giá thành thì giá của phần mềm này bắt đầu từ khoảng 1.300.000 VND / tháng cho 2500 email. Giá này sẽ tăng lên khá nhiều nếu lượng email của bạn cũng tăng theo.
Bạn có thể sử dụng chức năng kéo thả để thỏa sức sáng tạo với hơn 200 giao diện email mẫu giống hệt MailChimp, tuy nhiên bạn phải trả phí để sử dụng.
# Phần mềm 5: AWeber
AWeber là phần mềm quản lí email phù hợp với cách doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ với số nhân lực còn hạn chế, không thể dành nhiều thời gian vào chiến dịch email marketing.
Giá của AWeber bắt đầu từ khoảng 420.000 VND / tháng cho danh sách 500 khách hàng. Và đương nhiên là bạn cũng có 30 ngày trải nghiệm sản phẩm miễn phí trước khi quyết định móc ví ra thanh toán.
Có điều bạn sẽ hơi tốn thời gian một chút để đăng kí tài khoản miễn phí vì trang web này yêu cầu khá nhiều thông tin.
Phần mềm này cung cấp hơn 700 giao diện mẫu của email cho bạn thoải mái lựa chọn, chỉnh sửa để có sản phẩm đẹp nhất. Đồng thời AWeber cũng cho phép bạn thử nghiệm 4 lần trước bắt đầu chiến dịch email marketing.
Tuy nhiên, bạn cũng sẽ gặp chút khó khăn khi tải dữ liệu vào AWeber, bạn chỉ có thể thêm danh sách khi khách hàng của bạn phải gửi email xác nhận.
# Phần mềm 6: iContact
Đây cũng là một phần mềm phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với danh sách email không quá 15.000 khách hàng. Nếu công ty bạn trong khoảng này thì iContact cũng là một lựa chọn không tồi.
Chi phí để sử dụng phần mềm này bắt đầu từ khoảng 300.000 VND / tháng cho khoảng 500 khách hàng. Nếu bạn trả theo năm thì sẽ được giảm 15% tổng chi phí, một khoản tiết kiệm không hề tệ.
Tất nhiên là iContact cũng giống như các phần mềm khác, cung cấp cho bạn 30 ngày sử dụng miễn phí. Bạn có thể cung cấp các thông tin cơ bản để tạo tài khoản hoặc đăng nhập qua Google, Salesforce, Facebook, LinkedIn.
Phần mềm này khá dễ sử dụng, kể cả khi bạn không hề có chút khái niệm nào về email marketing. Một trong những chức năng đáng nói của iContact là Message Coder hỗ trợ bạn chỉnh sửa giao diện email mà không cần kiến thức lập trình.
Các clip Webinars hướng dẫn cũng được iContact cập nhật liên tục giúp bạn dễ dàng sử dụng phần mềm này.
Điểm chưa được của phần mềm này là giao diện website chưa thực sự phù hợp thị hiếu, khiến người dùng hơi phân vân khi thử nghiệm sản phẩm.
# Phần mềm 7: Mad Mimi
So với các phần mềm khác thì Mad Mini là một phần mềm có giá cả khá phải chăng, bạn chỉ cần chi trả khoảng 210.000 VND / tháng cho danh sách 500 khách hàng. Trang web này cũng cho phép bạn sử dụng miễn phí nếu danh sách ấy dưới 100 người.
Một trong những ưu điểm phải kể tới của Mad Mini đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng cực kì tốt. Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được trả lời một các hợp lí và nhanh chóng nhất, nhân viên của Mad Mini sẽ khiến bạn có cảm giác thoải mái bởi cách nói chuyện thân thiện.
Email mà bạn gửi đi từ Mad Mini hoàn toàn có thể chỉnh sửa, thiết kế bởi bất cứ người dùng nào. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng về khả năng công nghệ của mình vì Mad Mini đã làm hết cho bạn.
Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực email marketing thì phần mềm này lại càng phù hợp hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên phần mềm này lại không có giao diện mẫu cho bạn lựa chọn nên sẽ hơi bất tiện nếu bạn chưa có ý tưởng thiết kế.
# Phần mềm 8: SendInBlue
Tôi khá bất ngờ về các gói chi phí của SendInBlue, bạn có thể sử dụng ngay phần mềm này với mức giá từ 0 VND / tháng. Gói này cho phép bạn gửi 9000 emails tới khách hàng, tôi cho rằng đây là một con số quá tuyệt cho phiên bản miễn phí.
Các gói tiếp theo sẽ tùy thuộc vào danh sách email khách hàng bạn có được. Ví dụ gói thứ 2 có chi phí khoảng 170.000 VND / tháng cho 40.000 emails.
Phần mềm này cho phép bạn kéo & thả để thiết kế các mẫu email theo ý riêng của bạn. Bạn cũng có thể lựa chọn các mẫu giao diện có sẵn trong kho thư viện của SendInBlue.
Điều đáng nói là bạn có thể thiết kế email bằng phần mềm này trên tất cả các công cụ từ máy tính tới điện thoại.
SendInBlue cũng có chức năng hỗ trợ tải danh sách khách hàng nhanh chóng thuận tiện giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Tuy rằng phần mềm này cho phép bạn tương tác với các trang mạng xã hội nhưng bạn sẽ tốn khá nhiều công sức để thực hiện.
# Phần mềm 9: SimplyCast
SimplyCast là trang web cung cấp khá nhiều dịch vụ khác nhau cho e-marketing, một trong số đó chính là email marketing mà tôi đang giới thiệu tới bạn.
Phần mềm này cũng giống như MailChimp, có gói sử dụng miễn phí lên tới 2000 khách hàng và cho phép bạn gửi email không giới hạn hàng tháng.
Nếu danh sách của bạn tăng lên thì cũng chỉ cần trả thêm khoàng 210.000 VND / tháng sử dụng.
Có thể nói phần mềm này đặc biệt hợp lí với mô hình kinh doanh nhỏ, cần có ứng dụng quản lí nhưng thiếu vốn đầu tư.
Bên cạnh các chức năng về giao diện mẫu, kiểm tra – theo dõi email như hầu hết các phần mềm khác thì SimplyCast còn có chức năng báo cáo vượt trội, phù hợp với tất cả người dùng.
Bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình cũng như nghĩ tới bước phát triển tiếp theo của công việc kinh doanh khi xem bản báo cáo của SimplyCast.
Tuy nhiên điều chưa tốt ở trang web này là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu bạn sử dụng gói miện phí thì bạn chỉ có thể có 30 ngày chăm sóc khách hàng qua điện thoại 24/7 từ SimplyCast.
Ngay cả gói trả tiền cũng gặp phải vấn đề này.
# Phần mềm 10: ActiveCampaign
Phần mềm này được xem là lựa chọn thông minh phù hợp với tất cả các mô hình kinh doanh khác nhau.
Tôi cho rằng gói chi phí của ActiveCampaign dành cho các doanh nghiệp mô hình nhỏ cũng khá là dễ thở, từ khoảng 190.000 VND / tháng cho danh sách 500 khách hàng.
Phần mềm này hỗ trợ bạn khá nhiều đấy nhé. Bên cạnh việc thiết kế, thử nghiệm và gửi email, ActiveCampaign còn phân tích hành vi của người nhận, giúp bạn chọn được kênh thông tin phù hợp để tiếp cận họ.
Bạn không cần phần mềm quản lí khách hàng (CRM – Customer Resources Management) nữa vì chức năng quản lí đã được tích hợp ngay trong ActiveCampaign. Bạn có thể dễ dàng tải danh sách khách hàng lên bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên bạn sẽ khá khó khăn nếu muốn thay đổi các thông tin trong danh sách khách hàng sau khi đã tải lên ActiveCampaign.
# Phần mềm 11: Freshmail
Nếu bạn đã có kinh nghiệm và kiến thức về email marketing thì Freshmail là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Phần mềm tích hợp cả hai tính năng của email marketing và automation marketing (marketing tự động) giúp bạn tối ưu hóa cách tiếp cận và kết thân với khách hàng tiềm năng.
Giá của nó, theo tôi, cũng khá là phải chăng, từ khoảng 280.000 VND / tháng cho danh sách 1000 khách hàng và bạn có thể thay đổi các gói chi phí khác một cách dễ dàng chứ không cần chờ tăng danh sách khi các phần mềm khác.
Với Freshmail, bạn có thể dễ dàng tải danh sách khách hàng với nhiều định dạng, phần mềm khác nhau (ví dụ: định dạng csv, tải từ gmail, tải từ phần mềm CRM của bạn).
Bạn có thể tải giao diện sẵn có của bạn lên Freshmail hoặc là tải giao diện của Freshmail về và chỉnh sửa trên các phần mềm khác – đây là điểm hoàn toàn mới và, cá nhân tôi thấy, khá hữu ích so với các ứng dụng khác.
Bạn cũng có thể tạo barcode – mã vạch trên email của mình, khách hàng chỉ cần quét mã là có thể truy cập vào trang web mà bạn cài sẵn.
Điểm yếu duy nhất của phần mềm này là không dành cho những người mới sử dụng email marketing.
# Phần mềm 12: Campayn
Điều đầu tiên nên được đề cập về Campayn chính là các gói chi phí của nó: giá rất cạnh tranh. Bạn chỉ phải trả khoảng 210.000 VND / tháng cho danh sách 1000 khách hàng, chi phí sẽ tăng lên khi lượng khách hàng của bạn tăng.
Trước khi sử dụng bạn cũng có 30 ngày dùng thử sản phẩn với các bước đăng kí rất đơn giản, gọn nhẹ.
Campayn cho phép bạn tạo các form (mẫu thông tin) khác nhau ví dụ: form đăng kí, form mua hàng,vv giúp bạn dễ dàng thu thập danh sách email của khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào đừng ngần ngại gửi thư / gọi điện cho dịch vụ chăm sóc khách hàng của phần mềm này vì họ có một đội ngũ giải đáp 24/7. Thậm chí, nếu bạn vẫn chưa làm được sau khi nghe giải đáp thì họ sẽ làm giúp bạn.
Bạn có thể sẽ gặp chút rắc rối khi tải danh sách khách hàng lên phần mềm, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn.
Vấn đề giá cả sẽ khiến bạn đau đầu nếu như có nhiều hơn 1 người quản lí phần mềm.
# Phần mềm 13: Mailerlite
Theo tôi đây là phần mềm có chi phí thấp nhất trong danh sách này. Khi bạn trả phí sử dụng theo năm, bạn có thể gửi không giới hạn email với danh sách 5000 khách hàng và chi phí hàng tháng là khoàng 180.000 VND / tháng.
Tôi nghĩ rằng nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ thì Mailerlite nên được cho vào danh sách tiềm năng của bạn.
Phần mềm này phù hợp với tất cả người dùng, vậy nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm sử dụng email marketing thì cũng không cần lo lắng.
Các tính năng của Mailerlite cũng khó có thể chê được, nó có hầu hết các tính năng mà các phần mềm đắt tiền hơn có (sửa giao diện email, tạo thư viện hình ảnh, gửi và theo dõi email, đánh giá chiến dịch email, tạo form thông tin, vv).
Ngoài ra Mailerlite cũng có app trên iPad hỗ trợ bạn thu thập email khách hàng.
Tuy nhiên phần mềm này chỉ phù hợp nếu bạn gửi email vòng 1 cho khách hàng, nếu gửi email vòng 2 vòng 3 bạn sẽ gặp chút rắc rối trong việc quản lí thông tin.
(ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét